Tất tần tật về ChatGPT: Chuyện cà phê sáng

16/02/2025    117    4.92/5 trong 6 lượt 
Tất tần tật về ChatGPT: Chuyện cà phê sáng
Sáng nay là buổi sáng Chủ Nhật đẹp, tôi có thời gian nhâm nhi ly cà phê đá, tận hưởng không khí mát mẻ của một quán cà phê quen thuộc. Bạn bè tụ tập đông đủ, câu chuyện xoay quanh đủ mọi chủ đề, từ chứng khoán, làm đẹp cho đến du lịch. Rồi bất chợt, một người bạn lên tiếng: "Ê Nha, dạo này thấy ông hay nói về AI, ChatGPT này nọ, mà thực sự nó là cái gì vậy? Nghe hoài mà không hiểu!"
Tôi đặt ly cà phê xuống và bắt đầu câu chuyện về ChatGPT - một "người bạn ảo" thú vị mà ai cũng có thể sử dụng.

ChatGPT là gì?

"ChatGPT giống như một người bạn siêu thông minh, biết rất nhiều thứ và luôn sẵn sàng trả lời câu hỏi của bạn. Nó là một dạng trí tuệ nhân tạo (AI), được huấn luyện để hiểu và phản hồi ngôn ngữ con người một cách tự nhiên."
- Tức là nó như Google hả? – một người hỏi.
"Không hẳn!" – tôi đáp.
Google giống như một thư viện khổng lồ, bạn hỏi và nó dẫn bạn đến những tài liệu liên quan. Còn ChatGPT thì giống một gia sư riêng, nó không chỉ tìm thông tin mà còn tổng hợp, phân tích và giải thích theo cách dễ hiểu nhất.
Còn theo Wikipedia thì ChatGPT, viết tắt của Chat Generative Pre-training Transformer, là một chatbot do công ty OpenAI của Mỹ phát triển và ra mắt vào tháng 11 năm 2022. ChatGPT được xây dựng dựa trên GPT-3.5 - một dòng mô hình ngôn ngữ lớn của OpenAI đồng thời được tinh chỉnh bằng cả hai kỹ thuật học tăng cường lẫn học có giám sát. 

ChatGPT hoạt động như thế nào?

Vậy nó hoạt động ra sao? – một người khác tò mò.
Tôi nhấp một ngụm cà phê và tiếp tục:
- Hãy tưởng tượng bạn có một đứa em nhỏ, bạn dạy nó nói chuyện bằng cách cho nó đọc hàng triệu cuốn sách, bài viết, tài liệu. Sau một thời gian, nó bắt đầu hiểu cách con người giao tiếp, biết cách trả lời các câu hỏi. ChatGPT cũng vậy!
- Nó được huấn luyện bằng một lượng dữ liệu khổng lồ từ internet, sách vở, báo chí… Sau đó, nó dùng thuật toán máy học để đoán từ tiếp theo trong câu khi trò chuyện với bạn, từ đó tạo ra các câu trả lời tự nhiên.

ChatGPT có thể làm được gì?

Mọi người bắt đầu háo hức:
- Vậy nó có thể làm gì hay ho?
"Ồ, nhiều lắm nhé!" – tôi phấn khích.
- Nó có thể giúp bạn viết bài, soạn email, làm thơ, dịch ngôn ngữ, thậm chí tư vấn cách nấu ăn, lập trình, marketing, và vô số thứ khác.
Một người bạn khác cười lớn:
- Vậy nó có thể giúp tao tán crush không?
Tôi gật gù:
- Có luôn! Nó có thể giúp soạn tin nhắn sao cho vừa tinh tế vừa gây ấn tượng. Nhưng tất nhiên, kết quả vẫn phụ thuộc vào cách ông dùng nó!

ChatGPT có thay thế con người không?

- Vậy có khi nào AI như ChatGPT sẽ thay thế con người không? – một người chợt hỏi với vẻ lo lắng.
Tôi lắc đầu:
- ChatGPT rất giỏi, nhưng nó không có cảm xúc, không có sáng tạo thực sự như con người. Nó chỉ là công cụ hỗ trợ, giúp con người làm việc nhanh hơn, thông minh hơn, chứ không thể thay thế hoàn toàn.
- Giống như máy tính cầm tay giúp làm toán nhanh hơn, nhưng nó chưa hiểu toán theo cách con người làm!

Làm sao để dùng ChatGPT?

Mọi người đã bị cuốn vào câu chuyện.
- Vậy muốn dùng nó thì làm sao? Có cần học lập trình không?
- Không cần đâu! – tôi giải thích.
- Chỉ cần vào trang web chat.openai.com, đăng ký tài khoản, rồi cứ gõ câu hỏi vào như nhắn tin với bạn bè là xong. Nó có cả phiên bản miễn phí và trả phí, bản trả phí thông minh hơn và mạnh hơn nhiều.

So sánh giữa phiên bản miễn phí và trả phí

- Vậy bản miễn phí và bản trả phí khác nhau thế nào? – một người hỏi.
Tôi giải thích:
- Phiên bản miễn phí (GPT-3.5): Nhanh, tiện lợi, phù hợp cho các câu hỏi cơ bản và tương tác hàng ngày. Tuy nhiên, nó có giới hạn về khả năng hiểu ngữ cảnh dài và độ phức tạp trong câu trả lời.
- Phiên bản trả phí (GPT-4): Thông minh hơn, chính xác hơn, xử lý được các câu hỏi phức tạp hơn. Nó có thể hiểu và xử lý văn bản dài tốt hơn, hữu ích cho những ai làm việc chuyên sâu với nội dung hoặc nghiên cứu.
- Tóm lại, nếu chỉ dùng để hỏi đáp nhanh, bản miễn phí là đủ. Nhưng nếu muốn có trải nghiệm tốt hơn, cần giải quyết công việc quan trọng, thì bản trả phí đáng đầu tư.

Gợi ý một số prompt cho dân văn phòng

- Thế nếu dùng trong công việc văn phòng thì có mẹo nào không? – một người bạn hỏi.
Tôi gật đầu:
- Có chứ! Dưới đây là một số câu lệnh (prompt) giúp tận dụng ChatGPT hiệu quả trong công việc văn phòng:

Soạn email chuyên nghiệp:

- Tôi là Nha,  hãy viết một email cảm ơn khách hàng vì đã sử dụng dịch vụ [Tên dịch vụ] của công ty [Tên công].
- Viết email cho [người] với một số sự thật về [chủ đề bạn chọn] với [chủ đề bạn chọn]
- Viết một email khiếu nại chính thức cho hãng [tên hãng] về hành lý bị trì hoãn của tôi từ chuyến bay của tôi vào chủ nhật, ngày 16 tháng 2, từ Hà Nội đến Hồ Chí Minh, chuyến nay mã số [mã số chuyến bay].

Tóm tắt tài liệu:

- Tóm tắt bài báo này [URL bài báo] trong 5 câu.
- Tạo bản tóm tắt ghi lại các điểm chính và chi tiết chính của [văn bản]
- Tóm tắt điều này cho tôi như tôi 8 tuổi [văn bản].
- Tóm tắt [một cuốn sách có tên tác giả] và cho tôi biết tất cả những điều quan trọng được cung cấp trong cuốn sách này.
- Tóm tắt video YouTube này bao gồm các điểm chính trong danh sách có dấu đầu dòng [chèn liên kết]

Lập kế hoạch làm việc:

- Tôi là Nha, tôi là một lập trình viên, hãy giúp tôi lập kế hoạch công việc cho một tuần với các nhiệm vụ cho dự án: [Tên dự án]

Soạn thảo nội dung:

- Viết một bài đăng LinkedIn về lợi ích của làm việc từ xa.

Tạo danh sách ý tưởng:

- Đề xuất 10 ý tưởng sáng tạo để cải thiện năng suất làm việc.
 
Dùng mấy câu này là công việc của ông nhẹ nhàng hơn hẳn đó! – tôi cười.

Xem thêm: Công thức viết prompt đỉnh cao

Lời kết

ChatGPT không phải là phép màu, nhưng nó là một công cụ tuyệt vời nếu bạn biết cách sử dụng. Nó giúp con người tiết kiệm thời gian, sáng tạo hơn và mở ra nhiều cơ hội mới. Và ai biết được, có thể một ngày nào đó, chúng ta sẽ ngồi cà phê và nói chuyện với một AI thông minh chẳng kém gì con người thật!